Phần mềm độc hại trên máy tính Apple đã gấp đôi nền tảng PC

Máy tính bàn và laptop của Apple được cho là miễn nhiễm với phần mềm độc hại. Tuy nhiên, khi thị phần của Apple tăng, tội phạm mạng bắt đầu chĩa mũi nhọn sang nền tảng macOS, theo báo cáo mới của Malwarebytes.



Báo cáo mới nhất về thực trạng phần mềm độc hại 2020 của Malwarebytes nghiên cứu tập trung vào những gì công ty tìm thấy các nền tảng hệ điều hành, thiết bị và các danh mục các mối đe dọa xuất hiện trên các thiết bị, nền tảng đó.

Máy tính chạy Windows chiếm gần 80% thị phần bị tấn công nhiều,không phải bàn cãi. Nhưng cái tên mới nổi là những chiếc máy tính Mac, tăng từ 12,33% thị phần lên 17,04% trong giai đoạn từ 1/12019 đến 1/1/2020, theo Statcounter.

Đó là một con số khá ấn tượng, bởi thống kê quý 1/2014, thị phần máy Mac chỉ chiếm 8,44%. Sự phát triển nhanh chóng đã gây chú ý cho giới tội phạm mạng trên nền tảng PC, cái gì đến cũng đã đến.

Báo cáo của Malwarebytes cho biết, trên mỗi một chiếc máy tính Windows, có 5,8 phần mềm độc hại được tìm thấy mỗi năm, trong khi trên máy Mac, con số này gần như gấp đôi: đến 11,0.

 

Phần mềm độc hại trên máy Windows so với máy Mac - Ảnh: Malwarebytes


Có rất nhiều thể loại phần mềm độc hại ảnh hưởng lên máy Windows, từ trojan, phần mềm quảng cáo, công cụ bẻ khóa phần mềm, phần mềm tạo cửa hậu, tấn công có chủ đích cho đến sâu máy tính, phần mềm mã hóa tống tiền…

Vấn đề có lẽ các hệ thống máy tính cho doanh nghiệp đều chạy trên nền tảng Windows là chủ yếu.

Còn trên máy Mac, hiện các phần mềm độc hại gần như bị giới hạn ở các phần mềm quảng cáo (Adware) và dạng chương trình không mong muốn (PUP) như các thanh toolbar trên trình duyệt chẳng hạn.

Vậy nên, nếu bạn biết mình đang làm gì trên web, bạn vẫn sẽ an toàn trên nền tảng Mac. Tính đến thời điểm này, phần mềm quảng cáo phổ biến nhất là “NewTab” và những biến thể của nó.
Top những phần mềm độc hại đã được phát hiện trên nền tảng macOS - Ảnh: Malwarebytes


Dạng phần mềm độc hại này thường ẩn thân trong các đường link giả mạo thông báo hành trình của chuyến bay hay kiểm tra đơn hàng, gói hàng mua trực tuyến.

Các phần mềm này một khi đã cài lên máy tính, sẽ hiển thị quảng cáo trên trình duyệt để kiếm tiền từ lượt xem của nạn nhân. Những dạng này không hại nhiều, trước mắt là làm khó chịu, nhưng tiềm năng bị lợi dụng để gây hại lớn hơn khá cao.

Báo cáo của Malwarebytes cũng cho thấy trong cả năm 2019, “chỉ phát hiện có một trường hợp lừa phỉnh người dùng tải về và mở lên thứ gì đó mà lẽ ra họ không nên”.

Khi thị phần máy tính của Apple tiếp tục tăng, nhất là trong mảng doanh nghiệp, có lẽ những rủi ro về phần mềm độc hại sẽ thay đổi trong một vài năm tới đây.

Theo lifestyle.vn
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: phunustyle@gmail.com

Phong Cách Phụ Nữ Online ©
Giấy phép ICP số 45/GP-TTĐT, cấp ngày 09/10/2016.
Email: phunustyle@gmail.com
Ghi rõ nguồn Phunustyle khi phát hành lại những thông tin này!
Liên hệ quảng cáo: Công ty truyền thông A.T.V
Địa chỉ: 111/2 Lê Quang Định, P.14, Bình Thạnh, TP. HCM
ĐT: 08.68014545 - Fax: 08.68014546