Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU - Việt Nam: Cơ hội với sản phẩm nông sản Việt


Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong khối ASEAN sau Singapore. Năm ngoái, tổng số hàng hóa buôn bán là 45,5 tỷ Euro. Theo EVFTA, 71 phần trăm thuế hàng nhập khẩu EU từ Việt Nam được xóa bỏ ngay lập tức, sau đó là 99 phần trăm các loại thuế đánh trên hàng hóa trong vòng bảy năm. 


Chỉ rất ít sản phẩm nông lương không được tự do hóa hoàn toàn, nhưng cung cấp một khối lượng đáng kể miễn thuế theo Hạn ngạch thuế quan (ví dụ như gạo, ethanol) EVFTA kết hợp tất cả những ưu đãi thương mại trước đây mà Việt Nam được hưởng theo Hệ thống Ưu đãi Phổ cập (GSP). Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ EU cũng sẽ được hưởng mức tự do hóa cao trong thời gian chuyển tiếp dài hơn. Mặc dù hầu hết các sản phẩm nông lương sẽ được tự do hóa trong bảy năm, nhưng đối với rất ít sản phẩm, thời điểm này sẽ mất 10 năm (như thịt gia cầm) và chỉ có đường và thuốc lá không được hưởng lợi từ việc tự do hóa hoàn toàn. Pho-mát cứng, thịt bò, táo, lê, dầu ô-liu và lúa mì sẽ được tự do hóa trong vòng ba năm. Hiệp định này đảm bảo một sân chơi cân bằng. Việt Nam đã tham gia các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế về sức khỏe của động và thực vật, đảm bảo tuân theo các nguyên tắc của đơn vị duy nhất EU, phân vùng và niêm yết trước.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. EVFTA được kỳ vọng mang lại cơ hội lớn cho cả Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam, tạo động lực mới vực dậy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư đi vào chiều sâu.

Tuy nhiên, những ưu đãi từ EVFTA chỉ được xem là yếu tố hỗ trợ, còn để đi nhanh, đi được đến đích, điều kiện tiên quyết vẫn phải là sự nỗ lực tự đổi mới sáng tạo của chính các doanh nghiệp.

Nhằm phân tích cơ hội, thách thức, sự chuẩn bị thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam; quá trình, giải pháp giúp doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu quả các ưu đãi; những khuyến nghị để hoàn thiện thể chế, chính sách giúp doanh nghiệp hội nhập, sáng 27/8, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm "Phát huy vai trò tự chủ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp - tận dụng cơ hội từ EVFTA".


Theo tính toán của Bộ Công Thương, EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu.

Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% vào năm 2023 và 7,07-7,72% vào năm 2033. Đây là tác động lớn hơn nhiều so với tất cả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trước đây mà Việt Nam đã tham gia, kể cả so với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngoài ra, EVFTA cũng giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và giao thông công cộng…

Đặc biệt, trong một nghiên cứu mới đây nhất của Ngân hàng Thế giới đã nhấn mạnh đến khía cạnh về xóa đói giảm nghèo cũng như khả năng các hộ gia đình vươn lên đạt mức tầng lớp trung lưu.

Theo đó, nếu lấy chuẩn xóa đói giảm nghèo cao của Ngân hàng Thế giới sẽ có khoảng 800.000 người Việt Nam có thể thoát nghèo nhanh hơn so với kịch bản không có EVFTA.

Mở ra nhiều cơ hội nhưng EVFTA cũng đặt ra không ít thách thức đặc biệt là với Việt Nam là nền kinh tế có trình độ phát triển thấp nhất so với các nước trong khu vực đã ký FTA với EU. Trong khi đó, EU là một trong những thị trường có đòi hỏi cao nhất trên thế giới.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, bên cạnh những cơ hội lớn, đứng trước hai Hiệp định, Việt Nam cũng phải đối diện với các thách thức đi kèm, nhất là trong bối cảnh khi hệ thống thể chế, pháp luật còn những vướng mắc nhất định.

Cơ sở hạ tầng đầu tư của chúng ta chưa được đảm bảo đáp ứng được yêu cầu; năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được.

Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp khả năng cạnh tranh còn hạn chế, với quy mô, vốn đầu tư nhỏ; khả năng công nghệ, năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu...


PV

Bài viết đóng góp, xin gửi về email: phunustyle@gmail.com

Phong Cách Phụ Nữ Online ©
Giấy phép ICP số 45/GP-TTĐT, cấp ngày 09/10/2016.
Email: phunustyle@gmail.com
Ghi rõ nguồn Phunustyle khi phát hành lại những thông tin này!
Liên hệ quảng cáo: Công ty truyền thông A.T.V
Địa chỉ: 111/2 Lê Quang Định, P.14, Bình Thạnh, TP. HCM
ĐT: 08.68014545 - Fax: 08.68014546