Sự kết hợp của giải mã gene và trí tuệ nhân tạo - phương thức đột phá chăm sóc sức khoẻ Việt

“Sự kết hợp của giải mã gene và trí tuệ nhân tạo - phương thức đột phá chăm sóc sức khoẻ Việt” là chủ đề hội thảo khoa học Genetica Talk vừa được Genetica đã tổ chức.


 Hội thảo lần đầu tiên này của Genetica còn sự tham gia của các chuyên gia đến từ Mỹ, những giáo sư trong các lĩnh vực di truyền học, công nghệ trí tuệ nhân tạo, kinh tế, và nhiều khách mời đến từ các bệnh viện, trường học, trung tâm chăm sóc sức khỏe, trung tâm thể dục thể thao…

Tại hội thảo này, giáo sư Roy Perlis (Trung tâm nghiên cứu gene của Đại học y khoa Harvard, Mỹ) đã khái quát về sinh học di truyền và ứng dụng của giải mã gene ở các nước phát triển. Ông nhấn mạnh vào những thách thức và lợi ích của việc ứng dụng di truyền trong cải thiện, chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân.

Vị giáo sư này cũng là một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị tại Đại học y khoa Harvard, cho biết, việc ứng dụng giải mã gene vào điều trị bệnh sẽ giúp tìm ra phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.


Tuy nhiên có một thách thức trong việc ứng dụng giải mã gene vào chăm sóc sức khoẻ. Ở thời điểm hiện tại, trong ngân hàng gene thế giới chưa có nhiều dữ liệu gene của người châu Á. Do đó, nhiều mô hình điều trị mô phỏng dành cho người châu Á vẫn chưa có độ chính xác cao. Hơn nữa, những rủi ro bệnh phát sinh từ những biến dị trong gene của người châu Á gần như chưa được khám phá.

Theo giáo sư Gill Bejerano chuyên về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giải mã gene và hiệu quả vượt bậc của chúng cho việc chăm sóc sức khỏe, việc chẩn đoán di truyền là vô cùng quan trọng; nó tạo ra hi vọng bước đầu về một phương pháp điều trị sử dụng thông tin gene của bệnh nhân, và liệu pháp điều trị bằng gene sẽ trở thành xu hướng chăm sóc sức khoẻ trong tương lai.

“Để hiện thực hóa việc này, cần đến một công cụ khoa học tiên tiến, đó là trí tuệ nhân tạo và Big Data. Hiện nay, trí tuệ nhân tạo đã mang lại những kết quả đáng kể trong giải mã gene, như: đưa ra các dự đoán liên quan đến nguy cơ bệnh tật dựa vào các biến dị mã hoá. Đây là những thông tin cực kì quan trọng trong việc thiết lập kế hoạch phòng ngừa bệnh tật”, GS Gill Bejerano, choa biết.

Theo ông David Strohm - người đã đưa ra những quyết định đầu tư táo bạo vào Facebook, LinkedIn, Airbnb, thì ông nhìn thấy tiềm năng cũng như thách thức trong việc đưa những công nghệ tiên tiến ứng dụng vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Việc giải mã gene với ứng dụng của trí tuệ nhân tạo chính là một công nghệ đón đầu xu hướng chăm sóc sức khoẻ, và đầu tư vào những thị trường tiềm năng chính là sở thích của ông. Hiện tại ông là cố vấn chiến lược kinh doanh cho Genetica. Ông khẳng định sẽ đồng hành cùng Genetica xây dựng một trung tâm giải mã gene hàng đầu châu Á tại Việt Nam để phục vụ cho việc nghiên cứu và chăm sóc sức khoẻ Việt.

Tiến sĩ Cao Anh Tuấn - giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập của Genetica, khẳng định: “Chúng tôi cố gắng mang công nghệ và đội ngũ từ Mỹ về quê hương với mong muốn sự kết hợp của giải mã gene và công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ là một phương thức đột phá giúp cho việc chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam trở nên hiệu quả hơn, dễ dàng hơn, và chính xác với từng cá nhân”.

Theo TS Cao Anh Tuấn, với sự giúp đỡ của chính phủ Việt Nam và sự cố vấn về mặt khoa học của các giáo sư Roy Perlis và Gill Bejerano cùng với sự cố vấn về chiến lược kinh doanh của ông David, việc thành lập một Trung tâm giải mã gene hàng đầu châu Á tại Việt Nam là điều có thể thực hiện được. Với trung tâm này, người Việt sẽ có dữ liệu gene về chủng tộc mình và có thể tiếp cận được với xu hướng “chăm sóc chính xác” trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

Lam An

Bài viết đóng góp, xin gửi về email: phunustyle@gmail.com

Phong Cách Phụ Nữ Online ©
Giấy phép ICP số 45/GP-TTĐT, cấp ngày 09/10/2016.
Email: phunustyle@gmail.com
Ghi rõ nguồn Phunustyle khi phát hành lại những thông tin này!
Liên hệ quảng cáo: Công ty truyền thông A.T.V
Địa chỉ: 111/2 Lê Quang Định, P.14, Bình Thạnh, TP. HCM
ĐT: 08.68014545 - Fax: 08.68014546