Vừa qua, Dự án Việt Nam, hành trình trở thành 'Kinh đô Ẩm thực' mới của thế giới (Vietnam, the Journey to become a new 'Gastronomy Capital' of the World - VGC) đã chính thức được khởi động tại sự kiện theRESTAURANT Leadership x FoodTreX 2024 (theRES24).
Bắt tay hữu nghị giữa VFBE, VLU, NRA, ARAA, WAMC, PR Newswire và Pencil Group
Đây là bước đầu quan trọng trong hành trình đưa Việt Nam trở thành “Kinh đô Ẩm thực” mới của thế giới. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu, lãnh đạo, nhà quản lý và đại diện các tổ chức quốc tế trong ngành F&B, đồng thời là cơ hội để giới thiệu, kết nối và phát triển nền tảng ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế.
Sự kiện theRESTAURANT Leadership 2024 x FoodTreX Asia 2024 được đồng thương hiệu và đồng tổ chức bởi Hệ sinh thái kinh doanh nhà hàng, ẩm thực Việt Nam (Vietnam Food and Beverage Ecosystem - VFBE), Trường Đại học Văn Lang và Hiệp hội Du lịch Ẩm thực Thế Giới (World Food Travel Association - WFTA) tại Trường Đại học Văn Lang. TheRES24 là sự kiện khởi động và là một phần của Dự án Việt Nam, hành trình trở thành “Kinh đô Ẩm thực” mới của thế giới, nhằm công bố những kế hoạch quan trọng và toàn diện của dự án. Sự kiện này là nơi kết nối, hợp tác nguồn lực quan trọng không chỉ trong ngành nhà hàng tại Việt Nam, mà còn phủ rộng ở cấp khu vực và quốc tế, góp phần vào hành trình đưa Việt Nam trở thành một trong những “Kinh đô Ẩm thực" mới của thế giới trước năm 2030.
Trình diễn ẩm thực tại sự kiện
Sự kiện đã tổ chức các hội thảo xoay quanh ba trụ cột chiến lược quan trọng của hành trình VGC: Manpower - phát triển nguồn lực & hợp tác: hội thảo bàn về việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành nhà hàng, ẩm thực trong đó nguồn lực con người là trung tâm và có vai trò quyết định, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo và đổi mới sáng tạo cho nhân lực ngành thông qua Mạng lưới đối tác quốc tế như Hiệp hội Nhà hàng Mỹ (NRA), Hiệp hội Siêu đầu bếp Thế giới (WAMC). Tạo dựng môi trường đào tạo và phát triển nghề nghiệp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, Dự án phát triển một hệ sinh thái kết nối trực tiếp và trực tuyến nguồn lực trong nước và quốc tế (từ đầu bếp đến các nhà quản lý, từ chuyên gia đến các nhà nghiên cứu, đến các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư…), tạo ra môi trường thuận lợi để gặp gỡ, chia sẻ, truyền cảm hứng của những người có tâm huyết, tài năng và khát vọng cống hiến cho việc phát triển của ngành nhà hàng, ẩm thực Việt Nam.
Media - truyền thông và lan tỏa giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam: trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận về chiến lược truyền thông hiệu quả nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới. Làm thế nào để giá trị văn hóa ẩm thực Việt được lan tỏa rộng rãi thông qua tối ưu nguồn lực hợp tác của Mạng lưới đối tác, đối tác chiến lược trong và ngoài nước như WFTA, ARAA, WAMC, để “kinh đô” ẩm thực không chỉ thể hiện niềm tự hào dân tộc, đồng thời còn tạo sức hấp dẫn trong việc quảng bá và khẳng định vị trí của Việt Nam trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Economy - phát triển kinh tế ẩm thực: hội thảo tập trung chia sẻ các chương trình phát triển năng suất kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như thúc đẩy giá trị gia tăng trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành nhà hàng, du lịch ẩm thực. Các thách thức và cơ hội của “Kinh đô Ẩm thực” mới của thế giới trong việc tích hợp các giá trị ẩm thực truyền thống dân tộc Việt Nam với tinh hoa ẩm thực nhân loại; nơi ẩm thực được nâng tầm, sáng tạo những xu hướng và phong cách ẩm thực mới trên cơ sở sức mạnh công nghệ hiện đại và sự kết nối toàn cầu, hướng tới triết lý sống mới, lồi sống “xanh”, ẩm thực “xanh” đảm bảo sự phát triển bền vững.
Economy - phát triển kinh tế ẩm thực: hội thảo tập trung chia sẻ các chương trình phát triển năng suất kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như thúc đẩy giá trị gia tăng trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành nhà hàng, du lịch ẩm thực
Tại sự kiện, ông Chử Hồng Minh - nhà sáng lập và điều hành VFBE, đã chia sẻ về chiến lược và tầm nhìn phát triển của dự án, đồng thời nhấn mạnh vai trò của ẩm thực Việt Nam trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và văn hóa toàn cầu.
PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang cho biết: “Là cơ sở giáo dục có thế mạnh trong đào tạo khối ngành du lịch, đặc biệt ở lĩnh vực nhà hàng - khách sạn, Trường Đại học Văn Lang tự hào đồng hành cùng sứ mệnh nâng tầm ẩm thực Việt Nam. Với vai trò là trung tâm tri thức và đổi mới, chúng tôi không ngừng thúc đẩy nghiên cứu về khoa học thực phẩm, nghệ thuật ẩm thực và phát triển bền vững, đồng thời trang bị cho sinh viên kỹ năng khởi nghiệp và hội nhập quốc tế, đặt nền tảng để thế hệ tương lai đưa ẩm thực Việt vươn xa trên bản đồ thế giới”.
Ông Erik Wolf – nhà sáng lập WFTA, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với dự án và khẳng định tiềm năng to lớn của Việt Nam trong việc trở thành điểm đến ẩm thực hàng đầu trên thế giới.
Cũng tại sự kiện, ông Chử Hồng Minh đã công bố kế hoạch hành động của các dự án tiêu biểu thuộc dự án VGC rằng, VGC là một dự án chiến lược nhằm đưa Việt Nam trở thành một trong những “Kinh đô Ẩm thực” mới của thế giới, đồng thời khẳng định giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Ông Edward Liu - Tổng Thư ký của ARAA, đã có một bài phát biểu quan trọng về tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác trong ngành nhà hàng và du lịch ẩm thực trong khu vực ASEAN. Ông nhấn mạnh rằng việc tăng cường sự liên kết giữa các quốc gia ASEAN sẽ góp phần tạo ra một nền tảng vững chắc để phát triển các mô hình kinh doanh nhà hàng và du lịch ẩm thực bền vững.
Buổi lễ công bố dự án được kết lại bằng các phiên ký kết hợp tác quan trọng, trong đó bao gồm thỏa thuận đồng hợp tác 5 bên giữa: VFBE, VLU, ARAA, WAMC và Pencil Group. Bên cạnh đó, cũng có nhiều hợp tác song phương giữa VFBE và các đối tác quốc tế, như: NRA, PR Newswire. Những thỏa thuận này không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành ẩm thực Việt Nam mà còn thúc đẩy việc kết nối, giao lưu và chia sẻ kiến thức giữa các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Lam An
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
lamanpv@gmail.com